Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón và cách phòng tránh hiệu quả
Tham gia bình luận tại đây Xem nhanh nội dung bài viết
08
Th11
Tỷ lệ trẻ bị táo bón đang ngày càng gia tăng, mặc dù táo bón không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài gây tích tụ độc tố khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân và thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như trĩ, chảy máu hậu môn, sa búi trực tràng và viêm ruột.

Vì thế phụ huynh cần đặc biệt để ý đến mọi dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trẻ bị táo bón để kịp thời phát hiện và xử lý. Sau đây, hãy cùng Chuẩn Rồi tìm hiểu:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Mẹ cần chú ý quan sát và chỉ xác định chắc chắn trẻ bị táo bón khi có ít nhất từ 2 dấu hiệu sau trở lên:
1. Số lần đi vệ sinh ít hơn so với bình thường
Trẻ sơ sinh: dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Nếu mẹ thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1 – 2 ngày mới đi đại tiện một lần, đặc biệt nếu quá 3 ngày chưa đi ngoài thì khả năng bé bị táo bón rất cao.

Đối với trẻ> 6 tháng tuổi: con bị táo bón khi số lần đi vệ sinh ít hơn 3lần/tuần
2. Bé không thoải mái khi đi vệ sinh
Mỗi lần đi ngoài, mẹ hãy để ý nếu nhận thấy trẻ rất khó chịu thậm chí đau đớn là dấu hiệu cho thấy bé đã bị táo bón.
3. Lẫn máu trong phân là dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Nếu bạn nhận thấy phân của bé có lẫn máu, bé có thể đã bị táo bón.

4. Phân khô, độ ẩm ít
Thông thường, trẻ bị táo bón lúc đi ngoài phân khô, rắn và cứng giống như đất sét. Đồng thời phân tạo thành từng cục, rời rạc.
5. Bé không ăn nhiều, bị cứng bụng
Khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể bé sẽ không được thải ra ngoài mà có nguy cơ hấp thu ngược, khiến bé bị mệt mỏi, biếng ăn. Và khi trẻ bị táo bón thường dễ bị đau bụng, chướng bụng do thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể, mẹ có thể sờ bụng bé để nhận biết trẻ bị táo bón.
> Xem thêm: Táo bón – bệnh tiêu hóa phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ
Các biện pháp phòng ngừa táo bón

- Tăng cường vận động: Trẻ bị táo bón có thể bị thiếu năng lượng và trở nên kém hoạt bát. Tuy nhiên, vận động thường xuyên lại rất quan trọng, giúp thức ăn di chuyển dọc theo ruột. Việc sử dụng các cơ ở lưng, bụng và đùi giúp ích cho hoạt động của ruột.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp tăng lượng chất lỏng trong phân, khiến phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.
- Tăng cường chất xơ: Cố gắng cho trẻ ăn chế độ ăn cân đối, giàu chất xơ, nhiều rau củ quả. Chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, khiến chúng mềm hơn và dễ tống ra ngoài.
Cám ơn Quý khách đã tín nhiệm Chuẩn Rồi!
Đã có: 977 lượt đọc bài viết: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón và cách phòng tránh hiệu quả tại website Chuẩn Rồi
từ ngày: 08/11/2018 thuộc danh mục:
.